tin tức

Mách bạn cách thiết kế nhà cho người già đảm bảo an toàn

Một trong những yêu cầu quan trọng nhất của thiết kế nội thất hiện nay chính là làm sao để có thể đáp ứng được sự an toàn cho tất cả mọi thành viên trong gia đình. Đặc biệt là trẻ em và người cao tuổi. Vậy, làm sao để có thể thiết kế nhà cho người già một cách an toàn và đơn giản nhất? Hãy cùng https://diltohbacchahaiji.com/ tham khảo một số lưu ý cơ bản trong bài viết dưới đây cả chúng tôi nhé!

1. Xây nhà 1 tầng

Một trong những lưu ý đầu tiên khi thiết kế nhà cho người già nói chung và bố trí nội thất nói riêng, chính là xây nhà 1 tầng. Nếu có diện tích rộng, bạn nên lựa chọn xây nhà cho người già chỉ có 1 tầng với cảnh quan yên tĩnh xung quanh, tuy nhiên, vẫn cần phải đảm bảo đủ mọi sự hỗ trợ cho ông/bà ở trong nhà. Trong điều kiện không cho phép xây nhà như trên, nếu gia đình bạn ở nhà tầng, thì bạn nên bố trí phòng cho người lớn tuổi ở tầng trệt, tầng dưới cùng để không phải lên xuống cầu thang quá nhiều, thuận tiện cho việc sinh hoạt, đi lại của người cao tuổi.

thiết kế nhà cho người già

2. Có đường dốc cho người ngồi xe lăn, chống gậy

Việc ngồi xe lăn hoặc khi di chuyển cần đến sự trợ giúp của gậy đã không còn xa lạ với nhiều gia đình có người cao tuổi sống chung hiện nay. Vì vậy, để giảm bớt sự khó khăn trong việc phải leo cầu thang cho ông, bà nhà mình, nhiều người đã thiết kế thêm một cách đầy tinh tế những đường dốc có gắn thêm lan can trong nhà, giúp cho người cao tuổi trong nhà có thể dễ dàng hơn mà không cần sự trợ giúp từ mọi người. Hơn nữa, nó còn giúp tạo cơ hội cho người già đi bộ nhiều hơn, tuy nhiên, để thực hiện yếu tố liên quan đến thiết kế nhà cho người già này, bạn cần tính toán kỹ lưỡng để không vi phạm phong thủy và thực sự phù hợp với đặc điểm thực tế của nhà mình.

thiết kế nhà cho người già hình 2

>> Xem thêm: Những lưu ý quan trọng khi thi công sơn Epoxy chống tĩnh điện

3. Thiết kế nhà vệ sinh

Để đảm bảo độ an toàn cho người cao tuổi, khi thiết kế nhà vệ sinh trong thiết kế nhà cho người già, bạn cần đảm bảo đủ một số lưu ý sau:

Vị trí của nhà tắm cần nằm ở khu vực dễ dàng, thuận tiện đi lại với phòng ngủ của ông, bà. Trên đường đi không nên đặt quá nhiều vật cản, cần lắp đặt ánh sáng đầy đủ, công tắc ở các vị trí dễ tìm, cửa nhà vệ sinh nên được thiết kế rộng rãi. Ngoài ra, cửa cũng nên thiết kế khóa 2 chiều để tránh trường hợp chốt trong không thể vào được trong những trường hợp khẩn cấp. Ngoài ra, bạn cũng nên lưu ý chọn các loại gạch lát nền chống trơn tốt, có độ ma sát tốt, thường xuyên giữ cho sàn nhà khô để tránh trơn, trượt. Mặt khác, các thiết bị trong nhà vệ sinh cũng nên được lựa chọn một cách kỹ lưỡng, thuận tiện, dễ dàng sử dụng đối với người già. 

thiết kế nhà cho người già hình 3

4. Thiết kế phòng ngủ

Cuối cùng nhưng cũng không kém phần quan trọng chính là thiết kế phòng ngủ trong thiết kế nhà cho người già. Như đã đề cập ở trên, phòng ngủ cũng nên được bố trí ở tầng thấp nhất cho người cao tuổi, tránh để họ phải leo lên các tầng cao. Vị trí phòng ngủ cần được đặt ở các nơi rộng rãi, thoáng mát, để không khí lưu thông dễ dàng, hạn chế các ảnh hưởng tới sức khỏe. 

Sàn phòng ngủ cũng nên dùng các chất liệu như sàn gỗ mềm mại, với độ bóng cao, hạn chế sử dụng nền gạch bóng bới nó rất dễ trơn trượt, gây nguy hiểm cho người già. Mặt khác, bạn cũng nên lựa chọn giường ngủ không cao quá khớp gối, tránh gây khó khăn khi leo lên xuống. Đồng thời, đảm bảo cho căn phòng đầy đủ ánh sáng, thông thoáng để tinh thần của ông, bà luôn được thoải mái, các hoạt động trong phòng dễ dàng hơn, bố trí nội thất gọn gàng, ngăn nắp để việc sinh hoạt thêm thuận tiện. 

thiết kế nhà cho người già hình 4

Trên đây là một số lưu ý về cách thiết kế nhà cho người già nói riêng và cách thiết kế nội thất cho không gian sống của người cao tuổi nói riêng mà chúng tôi muốn chia sẻ cùng bạn qua bài viết này. Hy vọng rằng, bài viết đã cung cấp cho bạn được thật nhiều kiến thức, thông tin bổ ích trong sắp xếp nội thất! 

>> Xem thêm: Lựa chọn sơn nội thất JYMEC – Mang tới vẻ đẹp hoàn hảo cho căn nhà của bạn
 

Comment here