tin tức

Cà tím có độc không? Những hiểm hoạ đến từ cà tím!

Cà tím có độc không?” – Đây là câu hỏi của rất nhiều người mỗi khi muốn thử món cà tím thơm ngon trong các bữa ăn hàng ngày. Thế nhưng, nếu không biết cách ăn khoa học, cà tím sẽ mang lại cho bạn mối hiểm họa khôn lường. Xem ngay bài viết sau để giải đáp chi tiết vấn đề này nhé.

1. Cà tím là trái gì?

Cà tím còn có tên khoa học là Solanum Melongena, là loại quả có nguồn gốc đến từ Ấn Độ. Khi ăn sống, vị của trái này khá đắng, nhưng khi nấu chín sẽ mất hoàn toàn vị đắng và có mùi thơm rất dễ chịu.

Bên trong cà tím có chứa nhiều nguồn dinh dưỡng của dồi dào

Theo nhiều nghiên cứu, cà tím có chứa nguồn dinh dưỡng rất dồi dào. Cụ thể, thịt quả có chứa nhiều Protid, Cellulose, chất béo, đường và đặc biệt là các loại vitamin như vitamin A, nhóm các vitamin B, vitamin C, khoáng chất vi lượng như Sắt, Kẽm, Canxi, Photpho, Kali, Magie và Mangan. Cà tím cũng chứa Alkaloit Solanin như trong hầu hết các loại cà khác.

2. Trái cà tím có độc không?

Câu trả lời là có!

Trong cà tím có chứa một hoạt chất tên là Solanine. Đây là hoạt chất có tác dụng chống quá trình oxy hoá và ức chế sự hình thành, phát triển của tế bào ung thư. Tuy nhiên, loại cà này lại có tác dụng kích thích mạnh mẽ đến trung tâm hô hấp, có khả năng gây mê và gây ngộ độc nếu bạn quá lạm dụng nó.

Cà tím rất tốt nhưng nếu không biết cách sử dụng thì nó sẽ gây độc hại với sức khỏe con người

Solanine hoà tan rất hạn chế trong nước. Vì vậy, quá trình xào, nấu, đun sôi hay các phương pháp khác rất khó hoá giải hoạt chất này. Để giúp bạn giải quyết nó, hãy thêm 1 chút giấm vào quá trình chế biến cà tím. Lúc này, giấm sẽ đóng vai trò thúc đẩy sự phân huỷ của Solanine.

Cách lý tưởng nhất để phòng ngừa ngộ độc Solanine là hãy kiểm soát lượng cà tím ăn vào cơ thể. Mỗi bữa ăn chỉ nên ăn tối đa 250gr cà tím. Hàm lượng này là vừa đủ và sẽ không gây cho cơ thể bất kỳ sự khó chịu nào.

Thêm một thông tin cực kỳ quan trọng khác đến từ Ấn Độ nữa chính là cà tím có tiềm ẩn hoạt chất gây dị ứng, dễ dàng bộc phát ở những đối tượng quá mẫn cảm. Điển hình là hiện tượng ngứa ngoài da và miệng ngay sau khi ăn loại thực phẩm này. Nguyên nhân gây ra điều này được xác định là bởi trong cà tím có chứa 1 loại protein và chất chuyển hoá có tác dụng tương tự như histamine ở hàm lượng cao.

Nhìn chung, câu hỏi “cà tím có độc không?” sẽ được giải quyết tuỳ thuộc vào cách xử lý, chế biến và hàm lượng cà tím trong mỗi bữa ăn. Hãy cẩn thận và đừng lạm dụng cà tím quá độ, tự gây hại cho mình nhé.

Bạn có thể quan tâm tới bài viết: 

Sữa đậu nành có tác dụng gì với phụ nữ?

Ăn gì để tăng sức đề kháng

Comment here