Nhiều cặp vợ chồng sau khi ly hôn tìm mọi cách để tạo lợi thế cho mình trước Tòa án trong cuộc chiến giành quyền nuôi con. Vậy ai được phép giành quyền nuôi con sau khi ly hôn?
Theo như những quy định của Luật hôn nhân và gia đình thì việc giành quyền nuôi con phụ thuộc chủ yếu vào thỏa thuận giữa người vợ và người chồng sau khi ly hôn.
Việc nuôi con sẽ dựa trên những thỏa thuận trước đó của vợ hoặc chồng về quyền cũng như trách nhiệm nuôi dạy con cái thì sẽ không cần sự giải quyết của Tòa án.
Tuy vậy, trong nhiều trường hợp các cặp vợ chồng không thỏa thuận được việc nuôi dayh con cái thì sẽ được Tòa án giải quyết dựa trên những yêu cầu và điều kiện của luật pháp.
Đa phần các cặp vợ chồng đều lo lắng không biết mình có đủ các điều kiện mà Tòa án yêu cầu để giành quyền nuôi con cho mình. Vậy pháp luật quy định như thế nào về vấn đề giành quyền nuôi con sau khi ly hôn?
Luật Hôn nhân và gia đình đã quy đinh, các cặp vợ chồng sau khi ly hôn vẫn có nghĩa vụ và trách nhiệm chăm sóc, nuôi day con cái khi con cái họ chưa đủ tuổi vị thành niên hoặc không có đủ khả năng nhận thức về hành vi, hành động của mình.
Luật này cũng đã quy định rõ, các cặp đôi sau khi ly hôn sẽ tiến hành việc phân chia tài sản và nghĩa vụ dựa trên những thỏa thuận của hai bên nếu như cả hai không thể giải quyết được thì Tòa án sẽ tiến hành hòa giải.
Trong trường hợp, con cái dưới 3 năm tuối thì Tòa án sẽ quy định trao quyền nuôi con cho người mẹ để tạo điều kiện nuôi dưỡng và chăm sóc tốt nhất cho người con. Trong thời điểm này, con cái đang trong thời gian cần đến sự chăm sóc và nuôi dưỡng của mẹ nhiều nhất.
Tuy nhiên, có một số trường hợp, ngưởi mẹ không có đủ khả năng, điều kiện để giáo dục và nuôi dưỡng con cái khỏa mạnh thì sẽ được giải quyết theo những quy định của Tòa án nhằm tạo điều kiện tốt nhất cho người con.
Điều 81 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 đã quy định về nghĩa vụ, trách nhiệm trong việc chăm sóc con cái sau khi ly hôn như sau:
Con cái khi chưa đủ 3 năm tuổi thì việc nuôi con sẽ trao cho người mẹ trong trường hợp người mẹ không đáp ứng các khả năng mà Tòa án nuôi cầu trong việc chăm sóc con thì Tòa án sẽ trao quyền nuôi con cho người cha.
Vấn đề xem xét điều kiện chăm sóc con cái sẽ phụ thuộc vào căn cứ vào điều kiện của cả vợ và chồng như điều kiện kinh tế, khả năng chăm sóc con cái xem bên nào đáp ứng những yêu cầu tốt hơn thì sẽ trao quyền nuôi con cho người đó.
Điều luật này cũng đã quy định, vợ hoặc chồng thỏa thuận về việc giành quyền nuôi con và thực hiện việc cam kết các văn bản này trên giấy tờ và phải đựơc pháp luật thừa nhận.
Trong trường hợp, người con đủ 7 tuổi trở lên, thì Tòa án sẽ phân chia việc giành quyền nuôi con dựa trên những mong muốn của người con.
Việc đưa ra phán quyết cuối cùng của Tòa án trong việc giành quyền nuôi con cho các cặp đôi ly hôn dựa trên những yếu tố như điều kiện kinh tế, nơi ở hay cách chăm sóc con cái của các bên.
Tòa án sé dựa trên mức thu nhập kinh tế của cả hai xem bên nào ổn định hơn, xét về chỗ ở của bên nào đủ thoải mái và tạo môi trường sống cho con cái tốt hơn để tiến hành phán quyết.
Trên đây là những quy định của Luật hôn nhân và gia đình trong việc phân chia quyền nuôi con. Nếu như các cặp đôi gặp các vấn đề thắc mắc tương tự về vấn đề ly hôn hoặc cần tư vấn tư pháp luật ly hôn thì có thể tìm đến các văn phòng luật sư để được hỗ trợ.
>> Xem thêm
Trang Trí Nhà Đón Tết Cần Lưu Ý Những Gì?
Những cách làm đẹp bằng bột cám gạo tại nhà đơn giản hiệu quả
Comment here